- Chuyên đề:
- Thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể
Vì sao ngày càng nhiều người suy giảm thị lực và thị lực giảm đột ngột?
Đục thủy tinh thể bẩm sinh, thị lực 8/10 không phẫu thuật có nguy hiểm?
Các biện pháp hay giúp cải thiện thị lực cho mắt
9 phương pháp đã được chứng minh giúp bạn khôi phục thị lực
Thị lực 20/20 mà vẫn không nhìn rõ – Do đâu?
Theo Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Quốc tế về Phòng chống mù lòa (IAPB), hiện có khoảng 285 triệu người bị suy giảm thị lực trên toàn thế giới, trong đó: 39 triệu người mù lòa (82% người mù trên 50 tuổi), 246 triệu người có thị lực kém (suy giảm thị lực ở mức độ nặng hoặc trung bình), 80% nguyên nhân gây mù lòa có thể phòng tránh được và 90% người suy giảm thị lực sống ở những nước đang phát triển.
Mặc dù số lượng những người có thị lực kém do những bệnh lý nhiễm trùng giảm một cách đáng kể trong 20 năm qua, nhưng tỷ lệ bị suy giảm thị lực vì những lý do khác vẫn không hề suy giảm, bao gồm:
Tăng nhãn áp (cườm nước): Một người bị bệnh tăng nhãn áp có thể dần dần mất đi tầm nhìn ngoại vi. Các triệu chứng sớm, như một sự mất mát tinh tế tương phản, có thể là không đáng kể. Cuối cùng, bệnh tăng nhãn áp có thể gây ra tầm nhìn đường hầm, trong đó xảy ra khi một người chỉ có thể nhìn thấy thông qua một cửa sổ nhỏ.
Thoái hóa điểm vàng: Đây là bệnh thoái hóa võng mạc mạn tính khiến người bệnh bị mất dần thị lực trung tâm trong khi thị lực ngoại vi hoặc thị lực 2 bên vẫn còn nguyên vẹn. Sự nguy hiểm của thoái hóa điểm vàng là không gây đau đớn, bệnh diễn ra âm thầm trong nhiều năm cho đến khi người bệnh thấy triệu chứng 3M điển hình: Méo - Mờ - Mất trung tâm. Cho tới nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể căn bệnh nào.
Bong võng mạc: Bong võng mạc là khi võng mạc bị bong ra khỏi thành nhãn cầu. Nếu không điều trị sớm, bong võng mạc có thể dẫn đến mất thị lực một phần hay mất thị lực toàn phần. Hơn 90% các ca bong võng mạc có thể được điều trị triệt để bằng phương pháp phẫu thuật tiên tiến. Tuy nhiên, đôi khi, bệnh nhân sẽ phải phẫu thuật nhiều lần.
Bệnh lý võng mạc đái tháo đường: Bệnh xảy ra trong 90% các trường hợp đái tháo đường tiến triển sau 10 - 15 năm, bất kể phụ thuộc insulin hay không. Sự tiến triển của bệnh lý này dẫn đến phù hoàng điểm do đái tháo đường và ảnh hưởng đến thị lực. Nó là một trong những nguyên nhân gây mù lòa phổ biến nhất.
Đục thủy tinh thể (cườm khô, cườm đá): Đây là bệnh về mắt thường gặp ở người cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên gây ra. Nó những triệu chứng như nhìn mờ, màu sắc nhạt nhòa và nhìn một thành hai hay nhiều hình, do đó bệnh gây cản trở rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, căn bệnh này hoàn toàn có thể chữa trị tận gốc và an toàn bằng nhiều cách nếu được phát hiện, điều trị sớm.
Khám mắt định kỳ có thể giúp bạn phát hiện sớm những rối loạn thị giác tiềm năng và kịp thời áp dụng những phương pháp điều trị hiệu quả. Hãy tham vấn bác sỹ, chuyên gia y tế để thiết lập các chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và sử dụng thực phẩm chức năng để tăng cường, bảo vệ thị lực.
Biết Tuốt H+
Gợi ý sản phẩm: Minh Nhãn Khang - Thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng
Bình luận của bạn